Gương máy toàn đạc là phụ kiện đo đạc không thể thiếu

I. Gương máy toàn đạc là gì?

  • Gương máy toàn đạc (Tiếng anh: Reflector hoặc Prism) là thiết bị dùng để phản xạ tia EDM về nơi mà nó được phát ra. Để hiểu rõ hơn về gương của máy toàn đạc, bạn hãy tham khảo thêm Đo EDM là gì?
  • Qua đó, để thực hiện một phép đo, máy toàn đạc sẽ chiếu tia đo EDM (Có thể là tia hồng ngoại, tia vi sóng hoặc sóng ánh sáng) về phía gương. Tia EDM khi gặp gương sẽ phản xạ ngược lại máy toàn đạc
  • Máy toàn đạc sẽ tính được khoảng cách từ máy đến gương bằng công thức:
                                  Khoảng cách = (Vận tốc X Thời gian)/2
  • Từ đó, bằng các dữ liệu đã biết về góc nghiêng, góc đừng, cao máy, cao gương, phần mềm của máy toàn đạc sẽ cho ra nhiều số liệu khác như: Khoảng cách cao, khoảng cách ngang, khoảng cách chéo, tọa độ… cũng nhiều dữ liệu khác về điểm cần đo tùy cách thao tác của người dùng.
Đo EDM trong máy toàn đạc

  • Để đảm bảo tia EDM luôn phản xạ đúng nơi mà nó phát ra, gương máy toàn đạc phải được làm từ thủy tinh cao cấp, thông qua công nghệ gia công cùng các thuật toán phức tạp.
  • Cách hoạt động gương máy toàn đạc
                               a – Tia EDM đi qua thủy tinh thể
                               b – Tia phản xạ ở bề mặt phía trước
                               c – Tia phản xạ ở bề mặt bên trong


 các hoạt động trong gương máy toàn đạc

 

II. Các bộ phận đi kèm với gương máy toàn đạc điện tử

  1. Gương chính: Dùng để phản xạ tia EDM ngược về máy toàn đạc
  2. Giá đỡ gương, có nhiều tác dụng: bảo vệ gương máy toàn đạc tránh trường hợp va đập, rơi; tác dụng làm tấm mục tiêu: Giá đỡ gương luôn được quét một lớp sơn phản xạ, để người đứng máy có thể dễ dàng phát hiện vị trí gương ở khoảng cách xa, điều kiện ánh sáng kém; dùng để đỡ gương thẳng đứng trên sào gương thông qua ốc nối
  3. Bọt thủy gắn sào gương: Dùng để xác định sào gương có được dựng 1 góc 90 độ so với mực nước biển không.
  4. Sào gương: Trong một số trường hợp cần để gương cố định một chỗ (Dùng trong thi công công trình)

III. Các loại gương máy toàn đạc phổ biến

Gương máy toàn đạc hiện nay được chia ra các loại như sau:

1. Gương 360

  • Gương 360 có hình dạng trụ, gồm nhiều gương xếp với nhau.
  • Gương 360 có thể phản xạ lại tia EDM khi chiếu từ mọi vị trí mà không cần phải hướng mặt gương về phía máy toàn đạc.
  • Gương 360 được sử dụng chủ yếu cho máy toàn đạc tự động (Robotic Total Station)
Gương 360

2. Gương cầu

  • Gương cầu được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường đo đạc Việt Nam do giá thành hợp lý, độ chính xác cao.
  • Gương cầu thường dùng để đo ở khoảng cách trung bình từ 2 – 3km
Gương cầu máy toàn đạc

3. Gương chùm

  • Gương chùm gồm 3 đến 5 gương cầu được lắp cùng nhau trên một giá đỡ gương/ tấm mục tiêu
  • Gương chùm được dùng để đo ở khoảng cách xa 5 – 10 km.
  • Do nằm ở vị trí xa, máy toàn đạc chỉ có thể phóng to 30X nên người ta lắp nhiều gương để dễ phát hiện mục tiêu
Gương chùm máy toàn đạc

4. Gương Mini

  • Gương mini có kích thước nhỏ, nhẹ, dễ mang theo trong mọi địa hình nên được sử dụng nhiều trong thi công
  • Gương mini dùng để đo khoảng cách ngắn dưới 1km
Gương mini

5. Tấm phản xạ (Gương giấy)

  • Tấm phản xạ được dùng để đo các vị trí góc cạnh khó như góc tường,
  • Tấm phản xạ cũng dùng để đo các vị trí cao, xa mà gương máy toàn đạc không với tới như xà nhà.
  • Gương mini cần dùng trong trường hợp đo nhiều điểm nhỏ chi tiết trong các công trình, tòa nhà
Gương giấy
 
Công ty TNHH thiết bị đo đạc Địa Long là đơn vị đầu ngành chuyên phân phối máy trắc đạc, phụ kiện máy đo đạc và cung cấp dịch vụ trắc địa uy tín tại thị trường Việt Nam. Liên hệ 0988 932 779 để có giá tốt nhất. Trân trọng!

Đối tác