Các bước kiểm tra cơ bản máy toàn đạc điện tử cũ

I. Tầm quan trọng của việc kiểm tra máy toàn đạc cũ trước khi quyết định mua hay tiến hành đo đạc

Máy toàn đạc là một thiết bị không thể thiếu trong ngành trắc địa, đòi hỏi sự chính xác và hiện nay với tình hình kinh tế khó khăn, giải pháp chọn mua máy toàn đạc cũ được sử dụng hiệu quả, nhưng không phải ai cũng nắm rõ cách kiểm tra chất lượng của máy toàn đạc cũ như thế nào để mua được máy chất lượng, phù hợp với số tiền chi trả, hoặc kiểm tra máy toàn đạc cũ trước khi tiến hành đo đạc giúp đảm bảo kết quả đo chính xác. Để giúp cho mọi người thực hiện được điều đó, hôm nay Địa Long sẽ chia sẻ các bước kiểm tra cơ bản của máy toàn đạc cũ
lý do nên kiểm tra máy toàn đạc cũ

Máy toàn đạc điện tử là một thiết bị trắc địa quang học – điện tử đa năng, máy được dùng để phục vụ rất nhiều các yêu cầu công việc khác nhau: đo khảo sát, thi công, lập lưới khống chế.

II. Tiến hành kiểm tra máy toàn đạc cũ

1.Kiểm tra bên ngoài:

Trước khi bắt tay vào kiểm tra kỹ thuật và các sai số của máy, bạn nên kiểm tra bên ngoài máy hay nói cách khác chính là những gì mà chúng ta có thể dùng mắt thường để thấy được. Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
  • Các bộ phận của máy toàn đạc phải làm việc bình thường, ốc cân máy, vít vi động không bị rơ, không chặt quá.
  • Máy toàn đạc phải vững chắc khi quay bộ phận ngắm, các bộ phận quang học, lưới chữ thập phải sạch và rõ.
kiểm tra máy toàn đạc cũ bên ngoài
Kiểm tra bên ngoài máy toàn đạc cũ chính là những gì mà chúng ta có thể dùng mắt thường để thấy được.

2.Kiểm tra kỹ thuật:

Sau đảm bảo kiểm tra bên ngoài hoàn tất và đảm bảo không bị lỗi gì. Tiếp đến bạn kiểm tra các yếu tố về kỹ thuật của máy. Các yếu tố này điều có ảnh hưởng khá lớn đến các số liệu khi đo, vì vậy bạn cần kiểm tra thật kỹ

2.1 Kiểm tra ống thủy tròn

Kiểm tra ống thủy tròn: Để kiểm t ra ống thủy tròn bạn tiến hành đặt máy ở vị trí cân bằng, sau đó quay máy xung quanh trục sao cho bọt nước tròn không vượt ra khỏi trung tâm của bọt thủy ở bất kỳ vị trí quay nào. Như vậy, là thiết bị vẫn ok, hoạt động tốt

kiểm tra bọt thủy tròn máy toàn đạc cũ
Đối với bọt thủy tròn chúng ta sẽ hiệu chỉnh sau khi đưa bọt thủy dài vào chính xác. Và cũng dùng tăm chỉnh đưa bọt thủy vào giữa.

2.2 Kiểm ống bọt thủy dài:

  • Đặt máy tại vị trí thật chắc chắn, tiến hành cân bằng máy theo các bước như sau: Đặt thân máy song song với 2 ốc cân, xoay ngược chiều nhau đưa bọt thủy dài vào giữa, sau đó qua máy một góc 90° dùng ốc cân thứ 3 đưa bọt thủy dài vào giữa. Sau đó quay máy một góc 180° và kiểm tra bọt thủy dài. Nếu bọt thủy nằm giữa hoặc nằm trong phạm vi cho phép thì không phải hiệu chỉnh. Nếu lệch ra khỏi vị trí khắc vạch thì ta tiến hành hiệu chỉnh.
  • Hiệu chỉnh bằng cách dùng tăm chỉnh máy đưa bọt thủy vào giữa, và tiến hành thao tác cân máy như từ đầu và kiểm tra lại.
kiểm tra bọt thủy dài máy toàn đạc cũ
Kiểm tra ống bọt thủy dài là bước quan trọng trong việc kiểm tra máy toàn đạc cũ 

2.3. Kiểm tra trục ngắm của bộ phận dọi tâm:

  • Đặt máy lên chân máy cân bằng máy thật chính xác. Đánh dấu 1 điểm dưới mặt đất thông qua kính dọi tâm. Nhìn qua kính dọi tâm, hiệu chỉnh các ốc cân đưa ảnh tâm dấu về trùng tâm của kính dọi tâm.
  • Xoay 180° nếu ảnh tâm dấu  vẫn nằm ở tâm kính dọi tâm thì không cần hiệu chỉnh, nếu nằm ngoài thì hiệu chỉnh như sau: Kiểm tra trục ngắm của bộ phận dọi tâm: Đặt máy ở vị trí cân bằng rồi quay máy quanh trục của nó. Nếu tâm mốc trùng với tâm của bộ phận dọi tâm trên máy dù ở bất kỳ vị trí nào, như vậy là ok

2.4 Kiểm tra màng chỉ chữ thập:

Kiểm tra màng chỉ chữ thập: Đối với màng chỉ chữ thập phải đảm bảo chỉ đứng phải nằm trong mặt phẳng chứa trục ngắm của ống kính, còn chỉ ngang nằm trong mặt phẳng chứa trục quay của ống kính

 2.5 Kiểm tra bọt thủy điện tử:

Bật bọt thủy điện tử. Máy đang ở mặt thuận (F1) ngắm vào mục tiêu A  chờ máy ổn định đọc giá trị X1 và Y1.
Tiếp theo quay máy đi 1800 (F2) ngắm lai mục A chờ máy ổn định đọc giá trị X2 và Y2.
kiểm tra bọt thủy điện tử máy toàn đạc cũ

Tính toán phải thỏa mãn điều kiên sau đây:

kiểm tra bọt thủy điện tử máy toàn đạc cũ

2.6 Kiểm tra sai số trục ngắm của ống kính (2C):

  • Máy đang ở mặt thuận (F1) ngắm vào mục tiêu A sau đó quy góc bằng về 0000’00’’. Tiếp theo đảo kính, quay máy đi 1800 (F2) ngắm lại mục tiêu A đọc giá trị góc bằng H. Sau khi chúng ta cân bằng máy chính xác, ta ngắm về một mục tiêu xa
  • VD: như tiêu của hệ thống chống sét chẳng hạn.
- ​Ngắm và bắt mục tiêu, sau đó siết chặt ốc hãm bàn độ ngang để cố định máy, xoay núm vi động ngang sao cho đưa chỉ đứng chữ thập về đúng giữa mục tiêu.
- Ở màn hình máy toàn đạc ta nhấn phím [ANG] chọn 1.[Offset] để đưa góc bằng về giá trị 0°00'00''. Sau đó ta xoay máy toàn đạc 1 góc 180° và đảo ngược ống kính lại, bắt mục tiêu lúc nãy, bắt thật chính xác và kiểm tra xem 2C bị lệch như thế nào.
- Đây là công thức tính sai số 2C:  2C = T-P±1800. Nếu 2C vượt quá hạn sai theo quy định của từng máy thì ta cần phải hiệu chỉnh. Chúng ta nên đưa máy đi hiệu chỉnh tại những trung tâm Kiểm định và hiệu chỉnh máy đo đạc có phòng Vilas mà không tự ý hiệu chỉnh, bởi vì tự hiệu chỉnh sẽ dẫn tới sai số rất lớn trong quá trình đo đạc.

  • Tính toán:  phải thỏa mãn điều kiện sau.
 kiểm tra sai số trục ngắm của ống kính

2.7. Kiểm tra sai số chỉ tiêu của bàn độ đứng (MO):

  • Máy cài đặt góc đứng ở chế độ Zenith = 00 và đang ở mặt thuận (F1) ngắm vào mục tiêu A đọc giá trị góc đứng V1. Sau đó đảo ống kính quay máy đi 1800 ngắm lai mục tiêu A đọc giá trị góc đứng V2 .
  • Nguyên nhân: Khi trục ngắm nằm ngang thì vạch khắc bàn độ đứng (00 -1800) hay (900 -2700); (00 -00) lại không trùng với vạch chuẩn đọc số hoặc vạch “0” trên thang đọc số
  • Thao tác: Đặt máy trên chân máy, cân bằng chính xác, chọn một mục tiêu ở xa và rõ
– Ở bàn độ trái: Dùng chỉ ngang bắt chính xác mục tiêu, cân bằng bọt thủy bàn độ đứng và đọc số trên bàn độ đứng là T.
– Ở bàn độ phải: Bắt chính xác mục tiêu bằng chỉ ngang, cân bằng bọt thủy bàn độ đứng và đọc số trên bàn độ đứng là P.
MO = (T+P – 3600)/2                                           Máy khắc 900 -2700
MO = (T+P – 1800)/2                                           Máy khắc 00 – 1800
MO = (T+P)/2                                                      Máy khắc 00 – 00
 Nếu MO vượt hạn sai theo quy định của từng máy thì điều chỉnh.

  • Tính toán: phải thỏa mãn điều kiện sau:
 kiểm tra sai số chỉ tiêu của bàn độ đứng

2.8 Kiểm tra việc đo khoảng cách:

  • Thực hiện phép đo và so sánh kết quả đo của máy d’ với độ dài cạnh chuẩn d.
  • Sơ đồ thực hiện phép đo:
 kiểm tra việc đo khoảng cách
Sơ đồ thực hiện kiểm tra đo khoảng cách

 
Như vậy để hạn chế những sai số không mong muốn, để có một kết quả thật chính xác đảm bảo tiến độ thi công công trình trước khi quyết định mua máy toàn đạc đã qua sử dụng hoặc trước khi sử dụng máy chúng ta nên kiểm tra máy móc và dụng cụ. 

Ngoài ra, để công tác trắc địa bằng máy toàn đạc diễn ra nhanh chóng, dễ dàng, chính xác và đạt hiệu quả cao quý khách có thể liên hệ ngay với công ty TNHH thiết bị đo đạc Địa Long chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất. maytoandaccu.com chuyên cung cấp các thiết bị phục vụ cho ngành trắc địa từ các hãng uy tín như: Trimble, Leica, Nikon, Topcon, Sokkia,… cùng đội ngũ kỹ thuật trình độ cao, luôn sẵn sang hộ trợ khách hàng trong mọi trường hợp. Hotline: 0937 789 112. Trân trọng!



Đối tác