Máy thủy bình được định nghĩa là một thiết bị trắc địa nhằm mục đích đo chênh cao, từ số đọc trên mia < thước đo độ cao>, người ta sẽ tính ra được độ cao điểm cần dẫn tuyến.
Máy thủy bình – máy đo độ cao theo tia ngắm nằm ngang và phải song song với bề mặt của bọt thủy. Với độ chính xác thấp, các loại máy thủy bình chỉ được dùng trong các mục đích xây dựng công trình < có thể kể đến khu công nghiệp, đường dẫn nước, kênh mương…>. Sai số các loại máy thủy bình thông dụng thường đạt độ chính xác 1.5-2.0mm.
Máy thủy chuẩn là gì?
Khác với máy thủy bình, máy thủy chuẩn được thiết kế với độ chính xác cao hơn nhằm đáp ứng những yêu cẩu kỹ thuật đòi hỏi độ chính xác cao,
dùng để xây dựng hệ độ cao nhà nước, cũng như thực hiện các nhiệm vụ quan trắc và chuyển dịch công trình kỹ thuật. Trong điều kiện công nghệ ở Việt Nam, hiện vẫn còn một số dòng máy đời cũ đang còn sử dụng như máy thủy chuẩn Ni004 khá phổ biến tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và cả ngoài sản xuất.
Máy thủy bình để làm gì? Công dụng máy thủy bình
Chiếc máy được thiết kế với mục đích lấy cao độ của mặt bằng khu vực xây dựng và Thật vậy!. Với mức độ tăng trưởng quy mô và phát triển số lượng của những tòa nhà cao tầng như hiện nay, thì kéo theo đó là hệ lụy trồi lún khu vực xung quanh rất đáng lo ngại.
Đo góc bằng máy thủy bình
Góc đo bàn độ ngang được thiết kế bên dưới kính mắt và dễ dàng đọc số, người dùng có thể thiết lập góc 90° hoặc đo đạc một góc bất kỳ sau khi đã bắt mục tiêu với độ chính xác góc ngang là 30′.
Đo khoảng cách bằng máy thủy bình
Máy thủy bình có đo được khoảng cách không? Trải qua một quá trình tìm hiểu về máy thủy bình cũng như công dụng của nó, hầu hết các kỹ sư trắc địa đều có thể thực hiện được quá trình này với những bước rất đơn giản như sau:
Khoảng cách từ tâm máy tới mia được tính theo công thức :
D = [ (a – b) x100 ]/1000 = (a – b)x0.1.
Trong đó :
- D- khoảng cách từ máy tới điểm đặt mia
- a -số đọc chỉ trên
- b- số đọc chỉ dưới
Các thế hệ máy trắc địa bao gồm : máy toàn đạc điện tử, máy kinh vĩ, máy thủy bình đều được thiết kế hệ thống chỉ chữ thập có khả năng lấy khoảng cách sơ bộ nhờ số đọc trên mia.
Đo cao bằng máy thủy bình
Dẫn truyền độ cao giữa các điểm
Giả sử ta muốn dẫn truyền độ cao từ điểm A ( có độ cao là H ) đến điểm B chưa biết độ cao
Bước 1: Thiết lập hoặc chuyển trạm máy thủy bình
Yêu cầu đảm bào chiều cao tia ngắm không được thấp hơn chân mia và không vượt quá chiều cao mia. Khoảng cách từ máy đến điểm A tùy thuộc vào chiều dài đoạn dẫn truyền và việc thông hướng của tia ngắm.
- Đối với cấp thủy chuẩn kỹ thuật khoảng cách từ máy thủy bình tới mia ( l ) không nên xa quá 120m. Khoảng chên lệch từ mia trước tới mia sau không chênh quá 5m
- Đối với thùy chuẩn hạng IV khoảng cách từ máy thủy bình tới mia ( l ) ≤ 80m. khoảng cách chênh lệch từ mia trước tới mia sau ≤3m
- Đối với thùy chuẩn hạng III khoảng cách từ máy thủy bình tới mia ( l ) ≤80m. khoảng cách chênh lệch từ mia trước tới mia sau ≤2m
- Đối với thùy chuẩn hạng III khoảng cách từ máy thủy bình tới mia ( l ) ≤80m. khoảng cách chênh lệch từ mia trước tới mia sau ≤1.5m
Chú ý: Khi đo thùy chuẩn hạng IV trở lên bằng mia gỗ, inva phải bố trí số trạm ( n ) chẵn ( n là tổng số trạm máy trên tuyến )
Bước 2: Cân bằng máy thủy bình
Nối máy thủy bình với chân bằng ốc nối vặn thật chặt, chỉnh 2 chân máy thủy bình dậm chắc, cầm chân máy thủy bình còn lại điều chỉnh sao cho bọt thủy tròn nằm trong vòng tròn giới hạn. Dậm chắc chân máy thủy bình còn lại và điều chỉnh bằng 3 ốc sao cho bọt thủy tròn vào dữa vòng tròn trung tâm
Bước 3: Cách đọc số trên máy thủy bình
Quay máy về điểm gốc ngắm sơ bộ vào mia nắm ở mốc A, sau đó dùng vi động ngang và ốc điều quang, thập tự sao cho hình ảnh nhìn được trên mia rõ nét nhất đọc được Số đọc chỉ dữa = a. Quay máy đọc số điểm B
Số đọc trên điểm B là: chỉ giữa = b
Bước 4 Cách tính truyền độ cao bằng máy thủy bình
Chênh cao giữa điểm A đến điểm B là: h = a – b
Vậy ta tính được độ cao của điểm B = H + ( a –b )
* Ý nghĩa của các số đọc
- Số đọc chỉ giữa = ( số đọc chỉ trên + số đọc chỉ dưới ) chia 2
- KC từ máy đến mia l = (số đọc chỉ trên – số đọc chỉ dưới ) x 100 ( đvt là m )
- Cho thuê máy toàn đạc giá rẻ
- Địa chỉ bán, cho thuê máy toàn đạc điện tử tại Đà Nẵng
- Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản máy toàn đạc
- Hướng dẫn sử dụng nhanh máy toàn đạc Nikon NPL-522 (P2)
- Giá bán máy toàn đạc điện tử cũ Leica TS 02
- Hướng dẫn cài đặt phần mềm và trút dữ liệu Leica TS 02
- Cho thuê máy toàn đạc Leica
- Cho thuê máy toàn đạc đã qua sử dụng tại Bình Dương